Hawa Mahal là một cung điện nổi tiếng của Ấn Độ nhờ có 953 ô cửa sổ, chính vì vậy nhiều người dân ví cung điện này như một "tổ ong" đón gió điều hoà không khí, giúp mát mẻ trong những ngày nóng nực.
> Liên hệ
đại lý Eva Air và đặt mua
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
Cung điện Hawa Mahal được mệnh danh là "Cung điện đón gió" và cũng là một trong những công trình đẹp nhất của Ấn Độ, cung điện này tọa lạc tại thành phố Jaipur - thành phố lớn nhất bang Rajasthan. Cung điện này được xây dựng vào năm 1799 bởi hoàng đế Maharaja Sawai Pratap Singh, mô phỏng lại vương miện của nữ thần Krishna toả sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Điều đặc biệt của cung điện này chính là hệ thống 953 ô cửa sổ với những hình vẽ được chạm trổ tinh xảo, lạ mắt. Chính vì thế, cung điện còn được ví như chiếc "tổ ong" đón gió, điều hòa không khí
Công trình gồm 5 tầng, làm bằng đá sa thạch ánh hồng, càng góp phần tôn thêm vẻ đẹp của thành phố di sản Jaipur.
Ban đầu, Hawa Mahal được xây dựng cho phụ nữ hoàng gia, sống trong cung điện họ có thể ngắm nhìn cuộc sống của người dân qua các ô cửa sổ mà không cần lộ mặt trước công chúng.
Cung điện không có lối ra vào trực tiếp. Du khách muốn ghé thăm Hawa Mahal phải đi từ cửa vào của Cung điện Thành phố (City Palace).
Ngoài ra, các yếu tố trang trí chỉ tồn tại ở mặt trước. Bên trong cung điện ngược lại khá giản dị với hàng loạt cột trụ và đường dẫn lên tầng cao hơn. Hawa Mahal không có cầu thang mà sử dụng đường dốc làm lối đi lại. Vì thế, năm 2005, cung điện Hawa Mahal được cải tạo và bổ sung thêm một thang máy để phục vụ du khách tham quan.
Hawa Mahal là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Hindu Rajput và Hồi giáo Mugha. Phong cách Rajput được thể hiện dưới dạng mái vòm và nghệ thuật trang trí, trong khi kiến trúc Hồi giáo thể hiện qua cách chạm khắc và chế tác với đá.
Hawa Mahal đặc biệt nổi bật vào buổi sáng sớm khi những tia nắng đầu tiên thắp sáng toàn bộ cung điện. Đây cũng là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố hồng Jaipur.