Kỳ nghỉ lễ 30/4 đang đến rất gần, hãy nhanh tay lên kế hoạch cho chuyến du lịch hấp dẫn để tận hưởng những phút giây thư giãn ấn tượng nhất
1. Sapa
Đến với Sapa trong dịp lễ 30/4, du khách sẽ có cơ hội tham dự lễ hội mùa mùa hè được khai mạc vào ngày 29/4 tại trung tâm thị trấn và kéo dài đến hết 30/6. Trong thời gian lễ hội diễn ra, sẽ có vô vàn các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức, trong đó có thể kể đến những hoạt động được tổ chức vào 4 ngày nghỉ lễ như:
Lễ hội trên mây (30/4 - 3/5)tại khu du lịch Hàm Rồng: Lễ hội trên mây là nơi du khách có thể thưởng thức các tiết mục văn nghệ Sapa, hòa mình vào không khí sôi động của các môn thể thao dân tộc truyền thống; Trình diễn văn hóa ẩm thực với chủ đề “Chợ vùng cao”; Tổ chức trưng bày ảnh “Sa Pa giữa trời mây trắng”; Giải leo núi chinh phục đỉnh núi Hàm Rồng; Tổ chức Festival Hoa.
Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát (30/4 - 3/5), địa điểm tại sân ngắm thác khu du lịch Cát Cát: Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát là lễ hội biểu diễn các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian của dân tộc Mông; Bên cạnh đó là các trò chơi dân gian, trình diễn nghề thủ công truyền thống dân tộc Mông; Rèn đúc nông cụ, chạm khắc bạc, se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, vẽ hoa văn sáp ong trên vải lanh, nghề đan thồ, bện hài, gian hàng ẩm thực xôi 7 màu.
Ảnh minh họa: Sapalaocai.
Tối ngày 30/4, du khách hãy đến với Sân Quần thuộc thị trấn Sapa để xem các tiết mục văn nghệ dân gian các dân tộc; Lễ đón dâu dân tộc Dao; Tục kéo vợ dân tộc Mông; Lễ đón then về ăn tết dân tộc Tày; Lễ mừng mùa mới dân tộc Xa Phó; Lễ cúng đất đầu năm dân tộc Giáy; Sa Pa hôm nay và ngày mai.
Tìm hiểu các điệu múa xòe dân tộc Tày, Xa Phó cùng các hoạt động đường phố tối 29/4 tại sân bến xe cũ và các điểm ngã ba, ngã tư thị trấn Sa Pa: Trình diễn các điệu múa, hát, nhảy mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Sa Pa
Hãy hóa thân thành một người nông dân bản địa trong chương trình Một ngày làm nông dân (30/4) tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa: Du khách sẽ cùng những nông dân địa phương tham gia các hoạt động sản xuất, học cách sử dụng thảo dược và chuẩn bị thuốc tắm; Bữa ăn truyền thống và thưởng thức ẩm thực dân tộc Dao đỏ; Khám phá ngôi nhà và phong tục truyền thống dân tộc Dao; Tham gia các hoạt động văn hóa tại khu chợ văn hóa bản Tả Phìn.
Đến với triển lãm ảnh nghệ thuật “Sa Pa giữa trời mây trắng” (28/4 - 3/5) tại Vườn hoa Xuân Viên, thị trấn Sa Pa để cùng tìm hiểu về Sa Pa thông qua những bức ảnh đặc sắc của các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên của huyện.
2. Hạ Long
Từ ngày 28/4 đến 7/5, du khách đến với Hạ Long, Móng Cái cùng nhiều địa điểm khác sẽ có cơ hội tham gia những chương trình chào hè vô cùng độc đáo và ấn tượng. Đặc biệt, nếu du khách đến với Hạ Long sẽ có thể tham gia chương trình nhạc hội Rực rỡ Hạ Long, tổ chức tối 28/4 tại công viên Đại Dương (phường Bãi Cháy).
Một số địa điểm thú vị chờ bạn khám phá như:
Bảo tàng Quảng Ninh: Được ví như "Quảng Ninh thu nhỏ", bảo tàng này là nơi giúp du khách hình dung được vùng đất mỏ qua những dấu mốc lịch sử, một vùng đất giàu tài nguyên biển, thiên nhiên, cùng các bộ sưu tập quý từ thời sơ sử cho đến cận đại, thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Thời gian mở cửa từ 8h đến 17h. Giá vé từ 10.000 - 30.000 đồng.
Công viên giải trí mạo hiểm Dragon Park sẽ là một điểm đến hấp dẫn trong dịp nghỉ lễ này. Đây là công viên chủ đề lớn nhất Đông Nam Á với 30 trò chơi. Bạn có thể thử trải nghiệm cảm giác mạnh với Phi long thần tốc, tê giác cuồng nộ...
Trung tâm hội chợ: Nằm ngay cạnh bảo tàng, trung tâm hội chợ được thiết kế như một con cá heo khổng lồ nằm bên bờ vịnh Hạ Long.
3. Quảng Bình
Sau một khoảng thời gian vắng khách do sự cố môi trường biển, thời gian gần đây, Quảng Bình đã bắt đầu hút khách trở lại với công suất phòng dịp lễ đạt trên 80%. Đến với Quảng Bình trong dịp nghỉ lễ này, du khách sẽ có cơ hội tham gia Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới (25/4- 1/5).
Lễ hội Diễu hành đường phố và Chèo cạn Múa bông (25/4) trên các tuyến đường: Hùng Vương, Quách Xuân Kỳ, Nguyễn Du và quảng trường biển Bảo Ninh.
Lễ hội ẩm thực đường phố (27/4 - 1/5) tại Quảng trường biển Bảo Ninh và bãi tắm Nhật Lệ.
Nhiều khách đã yên tâm tắm biển Nhật Lệ. Ảnh: Hoàng Bùi.
Giải kéo co, hội bài chòi ngày 28/4 tại công viên, bãi biển Nhật Lệ.
Lễ hội Cướp cù (29/4) tại sân vận động tỉnh.
Liên hoan các Câu lạc bộ, đội, nhóm nhảy (29/4 - 1/5) tại Trung tâm Văn hóa tỉnh (đường Hùng Vương).
Giải đua thuyền truyền thống thành phố mở rộng năm 2017 (30/4) trên sông Nhật Lệ.
Ngoài ra, Quảng Bình đợt này còn thu hút rất nhiều du khách đến trải nghiệm ở Hang Chày, Suối Mọc, khám phá động 7 km Thiên Đường mới đưa vào khai thác, tour Theo dấu chân Kong ở Tú Làn
4. Huế
Từ ngày 28/4 đến ngày 2/5, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 7 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” sẽ diễn ra với các hoạt động:
Lễ hội khinh khí cầu được tổ chức từ 28/4 - 1/5 với sự tham gia của các quốc gia Hà Lan, Bỉ, Australia, Thái Lan, Pháp, Malaysia, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên lễ hội khinh khí cầu được tổ chức trong Festival Nghề truyền thống Huế và lần thứ 2 tại Cố đô Huế ,
Du khách có thể tham gia bay trên khinh khí cầu ở độ cao từ 30 m đến 50 m, mỗi chuyến 3 - 5 phút, giá vé: 150.000 đồng/người. Đới với những khinh khí cầu bay tự do ở độ cao từ 200 m đến 500 m, trong bán kính 3-5 km, với 40 - 45 phút, giá vé 6,5 triệu đồng/người.
Ảnh minh họa: Thoidai.
Ngoài ra còn có các chương trình:
Chương trình thời trang “Hội tụ bản sắc Châu Á” (tối 29/4) tại Bia Quốc Học, giá 100.000 đồng/vé.
Chương trình Lễ hội Áo dài “Hội họa Huế và Áo dài” (tối 30/4) tại cầu Trường Tiền, giá 150.000 đồng/vé.
Lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật diễn ra tối 28/4, tại quảng trường trước trường Quốc học.
Không gian nghệ nhân và các làng nghề tại 278 Đinh Tiên Hoàng, giới thiệu, trưng bày, thao diễn, bán các sản phẩm nghề truyền thống của các nghệ nhân Huế và các nghệ nhân trong cả nước.
Lễ hội ẩm thực (28-2/5 tại công viên 3/2): nơi du khách có thể tìm hiểu và thưởng thức các món ngon, đặc sắc của Huế và mọi miền đất nước dưới sự chế biến của các nghệ nhân ẩm thực tài hoa, khéo léo.
5. Đà Nẵng
Dịp nghỉ lễ này, đến với thành phố biển xinh đẹp này bằng tấm
vé máy bay đi Đà Nẵng, du khách sẽ có cơ hội tham dự Lễ khai mạc lễ hội pháo hoa Đà Nẵng tổ chức tối 30/4 tại sân khấu nổi Ngũ Hành lrên sông Hàn với chủ đề Hỏa, sân khấu 22.000 chỗ ngồi. Vé xem pháo hoa có giá 300.000 đến một triệu đồng.
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tham dự nhiều lễ hội đồng hành cùng sự kiện bắn pháo hoa này như chương trình Âm nhạc đường phố, vũ hội đường phố, diễu hành xích lô du lịch, lễ hội Ẩm thực quốc tế – Ẩm thực Ngũ hành...
6. Thành phố Hồ Chí Minh
TP HCM vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin phép tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp 30/4 và 1/5. Sẽ có 4 điểm bắn pháo hoa, dự kiến một điểm bắn tầm cao – nóc hầm Thủ Thiêm (quận 2) và 3 điểm tầm thấp – huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi và Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11); thời gian từ 21h đến 21h15 ngày 30/4. Chương trình pháo hoa năm nay có thể sẽ kết hợp với ánh sáng nghệ thuật và có nhạc nền.